LED Driver – Cấu tạo và thông số chứng chỉ cần chú ý. Theo dòng phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, ứng dụng của đèn LED cũng trở nên ngày càng rộng rãi trong đời sống. Các thiết bị chiếu sáng cũ đang dần được thay thế bởi công nghệ LED. Thuật ngữ “đèn LED” phổ biến khắp mọi nơi, thế nhưng đôi khi chúng ta vẫn chưa hiểu rõ được nó. Các khái niệm về “đèn LED” khá rộng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 1 bộ phận quan trọng của đèn LED ngoài “Chip LED” là LED Driver. Cùng Stella Vina tìm hiểu Cấu tạo và thông số, chứng chỉ cần chú ý của LED Driver
Led driver – Cấu tạo và thông số, chứng chỉ cần chú ý
LED DRIVER
LED Driver là gì?
LED Driver hay nguồn LED là bộ đổi nguồn, trình điều khiển LED. Đèn LED sử dụng nguồn điện một chiều DC để phát sáng mà nguồn điện dân dụng của chúng ta lại là điện xoay chiều AC, do vậy chúng ta cần LED Driver để có thể chuyển đổi từ AC sang DC.
Vai trò của LED Driver đối với đèn LED
- Điều chỉnh dòng điện xoay chiều (Điện áp cao) thành dòng điện một chiều (điện áp thấp). Vì đèn LED được thiết kế chạy trên điện áp trung bình từ 12-24V nhưng các nguồn cung cấp điện dân dụng thường cao từ 120-227V nên chúng cần một thiết bị biến đổi dòng điện như Driver.
- Bảo vệ đèn LED trước sự thay đổi đột ngột của dòng điện và điện áp giúp ngăn ngừa cháy nổ.
- LED Driver còn giúp đèn LED chiếu sáng ổn định, kéo dài tuổi thọ.
Cấu tạo của LED Driver
- Diode chỉnh lưu
Đây là một trong những bộ phận quan trọng chính là bộ phận có công dụng biến đổi dòng điện xoay chiều AC từ đầu vào thành dòng điện một chiều DC cho đèn LED chiếu sáng.
- Biến áp
Bộ phận giúp hạ điện áp dân dụng 220V xuống mức điện áp thấp hơn phù hợp với đèn LED. Chất lượng của biến áp góp phần quyết định đến chất lượng cũng như khả năng tiết kiệm điện.
- Tụ hóa
Tụ lọc nguồn đầu vào: Có chức năng lọc nhiễu điện áp đầu vào giúp ổn định dòng điện trước khi đưa qua tụ lọc thứ cấp
Tụ lọc nguồn đầu ra: Điện áp sau khi qua các tụ lọc thứ cấp trở thành điện áp một chiều giúp đèn chiếu sáng ổn định
- IC và MOSFEC
MOSFEC là một linh kiện đóng ngắt với tần số cao, cùng với IC tạo ra sung động 1 chiều để biến áp có thể hoạt động được.
- Một số bộ phận khác
Cầu chì: Ngắt mạch kịp thời trước các rủi ro, bảo vệ nguồn bị ngắn mạch
Tụ lọc nhiễu: Lọc nhiễu cao tần xuất hiện khi bị sét đánh và giúp xung một chiều không bị nhiễu do các hoạt động đóng ngắt của bộ phận MOSFEC
Tụ lọc áp: Phân dòng, loại bỏ các nhiễu áp cao
Tụ chống sét: Có chức năng chống sét cho nguồn khi hoạt động ở môi trường ngoài trời khắc nghiệt
Tản nhiệt: Khuếch tán nhiệt ra ngoài bộ nguồn
CÁC THÔNG SỐ LED DRIVER
- Điện áp đầu vào: Điện áp AC hoặc DC được cung cấp cho LED Driver.
- Dòng điện đầu vào: Dòng điện AC hoặc DC được cung cấp cho LED Driver.
- Điện áp đầu ra: Điện áp DC được cung cấp cho đèn LED.
- Dòng điện đầu ra: Dòng điện DC được cung cấp cho đèn LED.
- Hiệu suất: Hiệu suất của LED Driver là tỷ lệ giữa công suất tiêu thụ và công suất phát ra của nó. Hiệu suất cao hơn sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phi sử sụng
CÁC LƯU Ý KHI CHỌN LED DRIVER CHO ĐÈN LED
Công suất tối đa của driver
- Khi chọn mua nguồn phải chú ý tới công suất tối đa của bộ nguồn đó để phù hợp với chip LED cần sử dụng hay không.
- Đèn LED sẽ sử dụng ít hơn 20% so với công suất tối đa ghi trên thân nguồn.
- Ví dụ: Nguồn có công suất tải tối đa 100w chỉ phù hợp với đèn LED có công suất 80w.
Hệ số công suất
- Hệ số công suất là đại lượng cho biết tỉ số giữa công suất thực với công suất biểu kiến chảy trong mạch. Hệ số công suất thấp, chứng tỏ thiết bị điện đang hoạt động kém hiệu quả. Bởi thiết bị đang cần nhiều dòng điện vào mạch hơn so với điện áp sử dụng thông thường . Hệ số công suất nguồn LED tối ưu thường là 0,8 hoặc 0,9.
Dimming
- Nguồn có chức năng Dimming có khả năng điều chỉnh cường độ ánh sáng của đèn LED. Tùy vào nhu cầu sử dụng người mua có thể lựa chọn nguồn có hỗ trợ dimming hoặc không.
Trình điều khiển UL Class 1 và 2
- Tiêu chuẩn UL Class 1 có điện áp đầu ra cao. Tác dụng bảo vệ an toàn cho hoạt động của đèn LED.
- Trình điều khiển UL Class 2 đáp ứng tiêu chuẩn UL1310 đưa ra điện áp, công suất an toàn cho đèn LED. Sử dụng dòng nguồn này có thể hạn chế nguy cơ cháy nổ, xung điện.
Chỉ số IP
- Tùy vào loại đèn LED, nhà sản xuất sẽ lắp nguồn có chỉ số IP chống nước chống bụi phù hợp.
- Ví dụ: đèn trong nhà chỉ cần sử dụng nguồn có chỉ số IP40, IP50 hoặc IP54. Đèn chiếu sáng ngoài trời phải sử dụng nguồn có chỉ số IP tối thiểu là IP65. Đối với đèn chiếu sáng dưới nước yêu cầu nguồn có chỉ số IP cao nhất ở mức IP68.
Kiểu dáng, kích thước
- Lựa chọn nguồn có kiểu dáng và kích thước phù hợp với kích thước đèn.
Tư vấn, lắp đặt các thiết bị đèn LED dân dụng, LED công nghiệp, LED quảng cáo
Các sản phẩm đèn LED xem thêm Tại đây
Mua đèn LED giá tốt, đèn đường chất lượng cao tại Stella Vina
Tham khảo pin năng lượng mặt trời, đèn năng lượng mặt trời TẠI ĐÂY